zalo logo
Tháng mười 25, 2022
trao đổi
thiết kế ui-ux

10 tips UI/UX trong thiết kế app mobile Hải Phòng

Số lượng người dùng điện thoại thông minh vào cuối năm 2022 đạt khoảng 5.22 tỷ. Do đó, đầu tư thiết kế app mobile giúp chính là cách để giữ chân người dùng hiệu quả. Theo ước tính, có khoảng 5.8 triệu ứng dụng (trong cả App Store và Google Play store). UI/UX trong thiết kế ứng dụng điện thoại là yếu tố vô cùng quan trọng mang tính quyết định sự thành bại của sản phẩm.

Tạo ra một app mobile tốt không phải điều dễ dàng. Nếu ấn tượng đầu tiên không tích cực, người dùng có thể gỡ cài đặt và không bao giờ quay lại. Vì vậy, Anstech sẽ cung cấp tới bạn đọc 10 tips thiết kế để tránh lỗi lầm không đáng có, nâng cao trải nghiệm khách hàng.

1. Điều hướng ứng dụng

Điều hướng ứng dụng rất quan trọng trong thiết kế app di động. Điều hướng ứng dụng phải trực quan và thân thiện. Các nút phải được gắn nhãn rõ ràng cùng những thuộc tính thích hợp. Tránh sử dụng thuật ngữ khiến người dùng khó hiểu. Danh mục menu không được trùng lặp giúp thao tác quay lại trang trước dễ dàng. Thu hút người dùng bằng cách đánh dấu các tính năng chính hoặc mới.

Ghi nhớ quan trọng:

  • Không bao giờ để điều hướng bị ẩn.
  • Điều hướng phải tuân theo cùng một mẫu trên ứng dụng dành cho thiết bị di động.
  • Sử dụng tab bar cho iOS và navigation drawer cho Android để người dùng dễ dàng tương tác.
Thiết kế app mobile

2. UI tinh gọn

Giao diện người dùng (UI) tinh gọn là điều thiết yếu giúp ứng dụng hoạt động tốt. Quá nhiều yếu tố làm cho app mobile trở nên phức tạp và khó dùng như nút, hình ảnh, văn bản. Sự lộn xộn là một trong những kẻ thù lớn nhất của thiết kế giao diện. Vì vậy hãy giữ sự đơn giản để người dùng có thể tập trung trao và nhận thông điệp.

Do không gian của thiết bị di động bị giới hạn. Bạn có thể loại bỏ các yếu tố không cần thiết để người dùng giảm thời gian cần bỏ ra khi tìm kiếm điều họ muốn.

Ghi nhớ quan trọng:

  • Thiết kế tối giản giúp người dùng tương tác tốt và dễ dàng hơn.
  • Cố gắng tập trung vào 1 hoặc 2 hành động trên mỗi màn hình.
  • Không lấp đầy màn hình bằng những nội dung ngẫu nhiên.
  • Giữ tiêu đề và văn bản ngắn gọn, rõ ràng.
  • Sử dụng khoảng trắng một cách khôn ngoan.
  • Không nên quá tập trung vào màu sắc. Hãy ưu tiên màu thương hiệu.
  • Sử dụng các biểu tượng đơn giản.

3. Khả năng đọc

Thiết bị di động có màn hình nhỏ hơn PC và Laptop. Việc sắp xếp đủ thông tin một cách phù hợp không phải điều dễ dàng. Do đó, nội dung phải ngắn gọn và dễ đọc. Vì người dùng không đọc từng từ mà họ chọn ra các từ khóa và cụm từ. Nội dung cho phép người dùng truy cập kể cả khi không có kết nối dữ liệu. Đặc biệt ưu tiên sự trải nghiệm liền mạch cho người dùng.

4. Điểm chạm “thân thiện” với ngón tay

Đối với UI/UX trong thiết kế app mobile, bạn cần chú ý các mục tiêu nhấn. Chúng cần đủ lớn để người dùng có thể chạm dễ dàng. Kích thước của điểm chạm càng nhỏ, người dùng sẽ càng khó chạm đúng.

Ghi nhớ quan trọng:

  • Kích thước ngón tay trung bình của con người là 10 x 14mm, đầu ngón tay trung bình là 8 – 10 mm. Do vậy 10mm x 10mm sẽ là kích thước điểm cảm ứng tối thiểu.
  • Cung cấp đủ khoảng cách giữa 2 hoặc nhiều mục tiêu nhấn để người dùng không vô tình nhấn nhầm mục tiêu.

5. Đừng quên vùng ngón tay cái

Mỗi lần phát hành dòng điện thoại mới, kích thước màn hình dường như lại tăng lên. Việc cầm thiết bị bằng một tay và lướt ứng dụng cũng trở nên khó khăn hơn. Thiết kế ứng dụng dành cho thiết bị di động cần xét về cả tính thẩm mỹ lẫn sự tính toán để tập trung vào chuyển động của ngón tay và ngón cái.

6. Tuân theo những nguyên tắc thiết kế của hệ điều hành

Android và iOS đều có các quy tắc khác nhau về điều hướng, bố cục nội dung, nút. Nếu bạn sử dụng nguyên tắc thiết kế Android cho iOS (hoặc ngược lại) dễ khiến trải nghiệm người dùng không liền mạch. Cố gắng giữ mọi thứ nguyên bản nhất có thể. Tìm hiểu các nguyên tắc và tạo các bộ giao diện khác nhau đối với mỗi hệ điều hành.

7. Khả năng tiếp cận

Các nhà thiết kế app cần có sự đồng cảm và tạo ra trải nghiệm khác biệt cho các đối tượng người dùng khác nhau thông qua cùng một thiết kế di động. Ví dụ như người có thị lực kém, khiếm khuyết về vận động và thính giác,… UI/UX trong thiết kế app mobile cần tiếp cận được với nhiều đối tượng. Hãy thiết kế để người khuyết tật có thể nhận thức, điều hướng và tương tác với sản phẩm một cách dễ dàng.

Ghi nhớ quan trọng:

  • Độ tương phản: Kết hợp màu sắc với độ tương phản cao.
  • Ngôn ngữ: Sử dụng ngôn từ đơn giản vì nhiều người dùng tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai.

8. Nút

Hãy sử dụng thiết kế quen thuộc cho các nút, không nên tạo hình dáng lạ. Đặc biệt khi thiết kế ứng dụng di động, không sử dụng liên kết văn bản làm nút. Bạn có thể lựa chọn một số thiết kế phổ biến sau:

  • Hình chữ nhật có màu với góc nhọn
  • Hình chữ nhật có màu với góc được bo tròn
  • Nút với nền trong suốt
  • Các nút nổi được sử dụng trong material design

Ghi nhớ quan trọng:

  • Khoảng trắng: Khoảng trắng đủ giữa các nút và các yếu tố thiết kế khác. Nếu quá gần, người dùng sẽ khó nhìn thấy nút.
  • Vị trí: Các nút nên được đặt ở nơi người dùng có thể nhìn thấy dễ dàng. Sử dụng bố cục truyền thống và tuân theo các quy ước thiết kế của điều hành tương ứng.
  • Gắn nhãn: Đặt tên cho các nút theo đúng mục đích sử dụng.

9. Typography

Vì không gian cho màn hình di động hạn chế nên cần lựa chọn kiểu chữ phù hợp. Sử dụng đúng phông chữ, khoảng trắng và căn chỉnh sao cho nội dung trong ứng dụng phải rõ ràng và dễ đọc.

Ghi nhớ quan trọng:

  • Kích thước: Đối với thiết bị di động, chữ dưới 16px sẽ khó đọc.
  • Font chữ: Chọn font dễ đọc và thể hiện đúng “tính cách” của ứng dụng. Không sử dụng nhiều hơn 3 phông chữ.
  • Kiểu chữ: Chọn một kiểu chữ cho nội dung chính và phụ. Không dùng nhiều hơn 2 kiểu chữ khác nhau.
  • Leading: Giữ cho khoảng cách giữa 2 dòng có kích thước vừa phải để dễ đọc và đọc lướt qua các dòng khác nhau.
  • Tracking & Kerning: Giữ Tracking (không gian giữa các nhóm chữ cái) và Kerning (khoảng cách giữa các cặp chữ cái) nhất quán. Không nên quá gần/xa làm ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng đọc của người dùng.

10. Giảm lượng thông tin người dùng cần nhập

Người dùng không thích bị dồn dập bởi các biểu mẫu dài dằng dặc khi đăng ký. Nhất là trên điện thoại di động, họ luôn muốn hoàn thành mọi việc một cách nhanh chóng.

Ghi nhớ quan trọng:

  • Giữ cho các biểu mẫu ngắn gọn và dễ hiểu, loại bỏ trường không cần thiết.
  • Tùy chỉnh bàn phím theo các trường nhập. Nếu trường yêu cầu số, hãy hiển thị bàn phím số.
  • Xác thực tự động xem thông tin được nhập có chính xác hay không, tránh trường hợp gửi đơn với thông tin sai lệch.

Trên đây là 10 tips UI/UX trong thiết kế app mobile mà Anstech muốn chia sẻ. Để có những trải nghiệm tuyệt vời, tăng doanh thu bán hàng bằng việc tạo ứng dụng riêng cho doanh nghiệp, liên hệ ngay tới Anstech để được tư vấn nhé!

Share It