zalo logo
Tháng Một 28, 2023
trao đổi

Công việc 4.0 và những ngành nghề “hót hòn họt” năm 2023

Kỉ nguyên công nghệ số đã mở ra cơ hội cho những sự thay đổi ngoạn mục. Tự động hoá, AI hay sự phát triển về kĩ thuật công nghệ khiến thế giới dần trở thành “số hoá”. Không chỉ thế, cách mạng công nghiệp 4.0 là “đòn bẩy” cho những ngành nghề mới bước những bước chân đầu tiên. Vậy công việc 4.0 là gì? Những việc làm nào sẽ trở thành xu hướng trong thời kì 4.0? Anstech sẽ trả lời bạn thông qua bài viết dưới đây.

Công việc 4.0 là gì?

4.0 là cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 tập trung chủ yếu vào tự động hoá, số hoá dữ liệu, kết nối. Cụ thể hơn, cách mạng 4.0 cho ra đời những xu hướng máy móc, công nghệ thông minh nhằm hỗ trợ, tham gia sản suất vận hành thực tế.

Đi đôi với công nghiệp 4.0 ở Việt Nam là sự xuất hiện của công việc 4.0. Những việc làm này cũng mang đặc trưng riêng của thời đại công nghệ số như:

  • Tự động hoá máy móc và sản xuất thông minh qua phân tích dữ liệu, điện toán đám mây.
  • Thay vì trải qua giai đoạn lắp ráp thiết bị, công việc 4.0 sử dụng công nghệ in 3D để sản xuất sản phẩm hoàn hảo.
  • Ứng dụng công nghệ nano và vật liệu mới.
  • Sử dụng trí tuệ nhân tạo như một “trợ lí” để dễ dàng hơn trong quản lí, tương tác.
Công việc 4.0 là gì?
Công việc 4.0 là gì?

Những công việc 4.0 “hót hòn họt” năm 2023

Với đặc trưng ngành nghề, những công việc dưới đây sẽ “lên ngôi” trong kỉ nguyên 4.0. Cùng Anstech “điểm danh” những công việc 4.0 sẽ trở thành xu hướng nhé!

Công nghệ thông tin

Những năm gần đây, chiếc CV của công việc công nghệ thông tin trở nên đắt giá hơn bao giờ hết. Theo báo cáo của VietnamWork, nhu cầu tuyển dụng của ngành này đã tăng lên gấp 10 lần. Nguyên nhân được lí giải là sự phát triển của công nghiệp 4.0 khiến các doanh nghiệp rất cần những vị trí công nghệ thông tin để áp dụng quản lí, bán hàng, sản xuất.

Tuy nhiên, không phải ai cũng theo được công việc này. Một kĩ sư công nghệ thông tin cần có những kĩ năng cơ bản như:

  • Tư duy nhạy bén.
  • Logic nhanh nhạy.
  • Làm việc sáng tạo.
  • Khả năng chịu áp lực cao.
  • Khả năng tiếp cận công nghệ mới.
  • Ngoại ngữ tốt.

Khi đã sở hữu “nền móng”, việc tiếp thu kiến thức sẽ là một chặng đường dài cần sự kiên trì, bền bỉ và chăm học hỏi. Sau khi “tu thành chính quả”, kĩ sư IT có thể thực hiện các công việc 4.0 như:

  • Người phát triển ứng dụng, phần mềm.
  • Người sáng tạp trang web.
  • Kĩ sư máy tính.
  • Quản trị cơ sở dữ liệu.
  • Chuyên gia bảo mật thông tin.
  • Kĩ sư điện toán đám mây.
Công việc 4.0 - Công nghệ thông tin
Công nghệ thông tin

Digital Marketing

Khi Internet trở nên phổ biến trong mọi ngõ ngách của cuộc sống, lĩnh vực tiếp thị số cũng “bùng nổ” và gây ảnh hưởng lớn. Thay vì phát tờ rơi dọc đường hay dán quảng cáo ở cột điện, hiện nay nhiều doanh nghiệp chuyển sang tiếp thị sản phẩm trên các nền tảng số. Facebook, Youtube, TikTok,… đã và đang thực hiện sứ mệnh trong việc tăng doanh số sản phẩm đáng kể cho doanh nghiệp. Cũng vì thế, Digital Marketing trở thành công việc 4.0 mang lại tiềm năng rất lớn. Bạn có thể phụ trách những công việc như SEO, Content Creator, Chuyên viên tối ưu quảng cáo,…. Chúng sẽ mang lại thu nhập từ khá đến mức cao tuỳ theo trình độ.

Digital Marketing là một lĩnh vực nghề nghiệp nghe có vẻ khá dễ dàng nhưng để đạt đến trình độ cao hơn thì không phải ai cũng có khả năng. Bạn sẽ cần đáp ứng những tiêu chí như: ngoại ngữ, linh hoạt, sáng tạo, tư duy tốt,… để “sống sót” trong Marketing. Bởi thị trường việc làm Digital Marketing hiện nay đang có sự cạnh tranh rất cao.

Digital Marketing

Logistic và quản lí chuỗi cung ứng

Trước khi bùng nổ kỉ nguyên số, vận tải là lĩnh vực khó nhằn với quy trình thủ công phức tạp. Nhưng với sự xuất hiện của thương mại điện tử, ngành nghề này đã được cải tiến và thu hút rất nhiều doanh nghiệp. Việc áp dụng công nghệ số trong hoạt động vận tải đã được các công ty sử dụng để đem lại lợi ích tốt nhất. Đi cùng với đó, thị trường sẽ cần thêm nhiều nhân sự trong công việc văn phòng hơn. Nếu lựa chọn Logistic, bạn có thể tham khảo các ngành nghề sau:

  • Nhân viên chứng từ.
  • Quản lí chuỗi cung ứng.
  • Sale logistic.

Đặc điểm của logistic là yêu cầu đào tạo bài bản và chuyên sâu. Do đó, bạn cần có lượng kiến thức và kinh nghiệm đủ để thực hiện chuyên môn trong lĩnh vực này.

Logistic và quản lí chuỗi cung ứng

Công nghệ sinh học

Đi cùng với sự phát triển của máy móc, công nghệ sinh học trở thành ngành nghề mũi nhọn trong thời kì 4.0. Việc áp dụng thiết bị kĩ thuật vào nghiên cứu động, thực vật, vi sinh,… giúp tạo ra những sản phẩm đem lại lợi ích lớn cho con người. Không chỉ Việt Nam mà nhiều nước phát triển trên thế giới đang có xu hướng tập trung vào công nghệ sinh học. Do đó, nhu cầu việc làm trong ngành này tăng cao đáng kể. Sinh viên sau khi theo học Công nghệ sinh học có thể đảm nhận các vai trò như:

  • Kĩ sư điều hành sản xuất.
  • Quản lí và đảm bảo chất lượng sản xuất thực phẩm, nông sản, thuỷ sản.
  • Nghiên cứu công nghệ vi sinh.
  • Chuyên viên phân tích mẫu bệnh phẩm.
Công nghệ sinh học

Nhìn chung, công nghiệp 4.0 đang khiến xu hướng ngành nghề trở nên tự động và nhanh chóng hơn. Để không bị đào thải, con người bắt buộc và học những kĩ năng mới nhằm tiếp cận với công việc 4.0. Học hỏi và sáng tạo nhiều hơn, đó là thông điệp Anstech muốn gửi đến các bạn trẻ thông qua bài viết này.

Share It